Mục lục
Bàn nâng là gì?
Bàn Nâng Xe Máy là loại bàn nâng chuyên dùng trong ngành sửa chữa xe máy, hoạt động theo nguyên lý thủy lực dùng để nâng hạ xe máy từ thấp đến cao, được thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng. Bàn nâng xe máy được ứng dụng phụ vụ trong các tiệm sửa xe, các head hoda, yamaha…
Nguồn gốc sản xuất của bàn nâng
Bàn nâng xe máy là thiết bị củng được đánh giá là không quá phức tạp nên đa số thì bàn nâng được sản xuất trong nước từ cấc công ty các xưởng cơ khí chế tạo ra cho nên nó củng dể dành mua bán nhiều trên thị trường hiện nay với giá thành rẻ
Tại sao bạn nên sử dụng bàn nâng xe máy trong hệ thống trạm tiệm sửa chữa xe máy?
- Giúp công việc của bạn khi sửa chữa dễ dàng hơn, không phải gập cuối nhiều lần gây ảnh hưởng công việc và sức khỏe của bản thân người thợ.
- Giúp hệ thống trạm sửa chữa xe máy của bạn sẽ chuyên nghiệp hơn, lôi kéo được nhiều khách hàng đến sửa chữa tăng doanh thu.
- Giúp quá trình sửa chữa nhanh chóng, các thiết bị và phụ tùng sẽ được sẽ dụng nhanh chóng và hạn chế thất thoát.
Những dòng bàn nâng sửa chữa xe máy được ưu chuộng nhất hiện nay
Chia thành 2 loại bàn nâng như sau:
- Bàn nâng nổi trên mặt đất
- Bàn nâng lắp âm dưới mặt đất.
Bàn nâng gồm 3 cơ chế hoạt động
- Bàn nâng bằng kích đội thủy lực cơ điện do Công Ty Minh Thắng sản xuất.
- Bàn nâng xe máy thủy lực dùng ben ty đẩy âm nền hoặc nổi trên mặt đất do Công ty thái vạn và Công ty duy đức sản xuất cung cấp cho các hệ thống sửa chữa của head Honda, Yamaha, SYM……..
- Bàn nâng motor dùng hơi khí nén, là dòng bàn nâng đặt biệt nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho việc nâng hạ sửa chữa motor với tải trọng nâng lớn, trên 300 kg
Giá bàn nâng xe máy mới và cũ như hiện nay
Bảng giá cả của các dòng bàn nâng hạ xe máy trên thị trường tầm khoảng bao nhiêu, loại bàn nâng nào rẻ nhất, loại bàn nâng nào mắt nhất, loại nào đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
- Bàn nâng trên thị trường hiện nay có giá dao động từ : 5 triệu đến 12 triệu: là dòng bàn nâng rẻ nhất là loại bàn nâng thủy lực cơ đạp chân do Minh Thắng sản xuất.
- Tiếp đến là dòng bàn nâng cơ điện thủy lực của Minh Thắng.
- Các dòng bàn nâng âm nổi trong các hệ thống head Honda và Yamaha là 2 phân khúc giá cao hơn tí do sự đòi hỏi về thiết kế khung sườn sắt đảm bảo hơn.
Có nên mua bàn nâng xe máy cũ không?
Bàn nâng xe máy cũ là bàn nâng đã qua sử dụng và thanh lý ngoài thị trường từ các hãng và anh em thợ bán lại nhưng sẽ tìm ẩn trong đó những rủi ro hư hỏng và không có phụ tùng thay thế
Nếu như bạn mua được bàn nâng khách mới sử dụng, kết cấu và nước sơn, hoạt động ổn định bạn sẽ được 1 mức giá rẻ hơn so với bàn nâng mới khoảng tầm 1-2 triệu. Nhưng khi mua bàn nâng cũ bạn chấp nhận rũi ro khá cao không được bảo hành bởi nhà sản xuất từ 12 – 24 tháng.
Khi mua bàn nâng xe máy củ nên chú ý 1 số vấn đề như sau
- Motor yếu hoặc tụ yếu.
- Nhớt bị hao hụt dẫn đến khả năng nâng hạ yếu hoặc bị giật.
- Bộ bơm hơi gặp trục trặc gây kêu và trượt dây curoa
- Con đội kích bị hư phốt xì nhớt dẫn tới sức nâng kém và bị tụt xuống
Vì thế khi chọn mua bàn nâng xe máy cũ bạn phải chú ý, mắc công lại tốn thêm nhiều tiền để sửa lại, lúc đó giá còn cao hơn khi bạn mua 1 cái bàn nâng mới.Vậy bàn nâng mua đâu rẻ nhất, bạn vui lòng truy cập web: thietbiphugia.com sẽ được tư vấn và báo giá tốt nhất rẻ nhất
Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về các thông số kĩ thuật và ưu nhược điểm của từng dòng bàn nâng xe máy đang được nhiều anh em thợ, hệ thống trạm dịch vụ sửa chữa sử dụng hiện nay
1 số ưu điểm cần quan tâm khi mua bàn nâng
- Đảm bảo kết cấu khung sườn nâng đỡ xe an toàn khi vận hành thì độ dày của tôn phải đạt tiêu chuẩn 4li
- Bề mặt phủ sơn tĩnh điện giảm trầy sước
- Đảm bảo hệ thống thủy lực còn hoạt động tốt, không bị rò rỉ nhớt
- Sức nâng của của con đội thủy lực từ 5 – 8 tấn. giúp quá trình nâng hạ dễ dàng, dễ bảo dưỡng sửa chữa trong quá trình thợ sử dụng.
- Chân bàn đạp nhẹ giúp quá trình làm việc của các bác thợ sửa chữa không bị gián đoạn khi nguồn điện bị cúp.
1 số dòng bàn nâng xe máy tham khảo
Bàn nâng thủy lực cơ điện con đội thủy lực và cơ đạp chân
- Kích thước: Dài x rộng x cao: 1700 x 600 x 200 mm
- Chiều cao nâng max : 800 mm
- Tải trọng nâng : 150 kg
- Hoạt động theo nguyên lý cơ học thủy lực (đạp chân), không phụ thuộc vào điện.
- Đạp chân nhẹ nhàng thời gian lên nhanh chóng,giữa bàn nâng có miếng chống trượt bằng inox
- Sản phẩm có chất lượng cao, bền bỉ hoạt động liên tục trong thời gian dài mà chi phí tương đối rẻ
- Cấu trúc và nguyên tắc hoạt động khá đơn giản .Tuy nhiên, đối với bàn nâng xe máy đạp chân thì phải thường xuyên châm dầu đầy đủ để đảm bảo quá trình hoạt động được bền bỉ.
Bàn Nâng Xe Máy Điện Và Cơ Đạp Chân
- Kích thước: Dài x rộng x cao: 1700 x 600 x 200 mm
- Tải trọng nâng : 150 kg
- Chiều cao nâng max : 800 mm
Bàn Nâng Xe Máy Điện Và Cơ Đạp Chân
- Có thể vừa đạp chân và vừa dùng điện
- Mô tơ điện và bơm có thể đặt trong bàn nâng.
- Kết cấu hệ thống điện và cơ kết hợp.
- Thủy lực đơn giản, dễ bảo dưỡng
- Tấm nhám, chống trượt khi dựng xe bằng chân chống
- Tháo bánh sau dễ dàng hơn khi hạ tấm sàn bàn nâng
- Tự động phanh hãm ở nhiều vị trí
Bàn Nâng Xe Máy Âm Nền
Bàn nâng âm hay còn gọi là bàn nâng chìm là dòng sản phẩm cao cấp, chuyên nghiệp được sử dụng nhiều trong các trạm sửa chữa xe máy chuyên nghiệp… cho phép chôn chìm ngang bằng với sàn xưởng để giảm diện tích lấn chiếm và tăng tính thẩm mỹ do đó thường có giá thành cao.
- Kích thước: Dài x rộng x cao: 1800 x 600 x 200 mm
- Tải trọng nâng : 150 kg
- Chiều cao nâng max : 930 mm ( nếu âm nền 200 mm thì còn 730 mm)
Bàn nâng xe máy âm nền
Khi xe được nâng lên cao, người thợ có thể dễ dàng quan sát, sửa chữa dưới gầm xe, bên trong xe. Bàn nâng âm được thiết kế với mặt inox dài nguyên tấm..
Cơ chế điều khiển lên xuống nâng hạ bằng remote
Bàn Nâng Xe Máy Điện Âm Nổi Hãng Honda,Yamaha
Chuyên sử dụng trong các trạm dịch vụ bảo hành xe máy như Yamaha ,Honda, SYM. bàn nâng âm cho phép lắp dặt chìm ngang bằng với sàn xưởng để giảm diện tích lấn chiếm và tăng tính thẩm mỹ.
Cơ chế điều khiển lên xuống nâng hạ bằng remote thiết kế âm hoặc nổi, nếu nổi thì được điều khiển bằng chân đạp, không có cơ cấu dùng cơ.có chốt an toàn dùng ở nhiều vị trí khác nhau.
Những hư hỏng bàn nâng hay thường gặp và cách bảo dưỡng
Để sử dụng ban nang xe may một cách an toàn và lâu bền, bạn nên thường xuyên kiểm tra các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra cụm khóa an toàn
- Khi tiến hành nâng bàn nâng xe máy lên cụm khóa an toàn sẽ khóa tự động ở 6 mức.
- Khi hạ bàn nâng về vị trí thấp nhất, cụm an toàn sẽ tự động về vị trí chuẩn bị khóa cho lần nâng kế tiếp
- Khi hạ nửa tầm, luôn gài cụm an toàn cho bàn nâng xe máy ở chế độ khóa.
Bước 2 : Kiểm tra cụm xả hạ bàn nâng
- Chú ý dây cáp không quá căng, ruột cáp hơi chùng sẽ bảo đảm van đóng kín, hiệu suất làm việc sẽ nâng cao nhất
Bước 3 : Thông hơi hệ thống thủy lực định kỳ 15 ngày 1 lần
- Bàn nâng hạ sửa chữa xe máy khi sử dụng lâu ngày, hơi sẽ bị rò rỉ làm giảm áp suất nén dầu về, lượng dầu bơm sẽ giảm, thông hơi định kỳ cho hệ thống bằng cách thức như sau:
Thứ 1: Đưa bàn nâng lên vị trí cao nhất, khóa an toàn.
Thứ 2: Mở nắp van trên kích ( đội ) , không tháo tim van.
Thứ 3: ấn(đè) tim van cho không khí hút vào, KHÔNG BƠM HƠI THÊM.
Thứ 4: Đóng nắp van lại. thông hơi cho hệ thống.
Bước 4: Liền mạch (thông mạch) dầu nhớt thủy lực trong hệ thống bơm của bàn nâng hạ xe máy.
Khi bàn nâng hoạt động dầu nhớt luân chuyển trong hệ thống thủy lực, những bọt khí li ti (bọt bong bóng) sẽ xuất hiện và tích tụ dần, tạo thành những đoạn không khí trong ống dẫn truyền.
Hậu quả:
Hiệu suất nâng sẽ giảm. và xảy ra hiện tượng giật ,rung bàn nâng khi nâng lên, nặng hơn có thể dẫn tới không nâng lên được. để khắc phục bàn nâng xe máy bị hư hỏng như thế này, ta thực hiện giúp những bước sau:
- Đưa bàn nâng lên vị trí cao nhất, làm động tác thông hơi bước 3.
- Đối với bàn nâng cơ: Ấn bàn xả bằng chân trái, đưa bàn về vị trí hạ thấp nhất, giữ nguyên chân trái ở vị trí đang xả bàn, dùng chân phải đạp bơm khoảng 30 lần.
- Đối với bần nâng điện, cơ: Ấn bàn xả bằng chân trái, đưa bàn về vị trí hạ thấp nhất, giữ nguyên chân trái ở vị trí đang xả bàn, dùng chân phải đạp công tắc cho động cơ ban nang xe may chạy không tải khoảng 10 giây.
Tình trạng hụt hơi, bàn nâng nâng lên chậm:
Thực hiện giúp 4 bước: Liền mạch dầu nhớt.
Tình trạng nâng không đến tầm cao nhất
Kiểm tra bàn nâng và thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Dây cáp.
- Bước 2: Thông hơi.
- Bước 3: Liền mạch dầu nhớt.
Nếu vẫn nâng chưa đến được tầm cao nhất, bơm thêm một ít nhớt 40 ( xe máy ) hoặc nhớt 10 ( phuộc nhún ) vào kích nâng qua lỗ thông hơi .
Tháo kim van trong con đội,dùng một bộ ống bơm nhớt (ống tiêm lớn) vào bên trong con đội.
Sau đó vặn kim van vào và đạp chân kích thủy lực nhiều lần để hệ thống thủy lực được thông khép kín.
Tình trạng rò rỉ dầu nhớt ở bộ bơm cơ ( đạp chân ).
Cao su và nhựa sẽ hao mòn và lão hóa ( Sin, Feutre ở ti bơm bị chai cứng ). Đã có các Sin, Feutre dự phòng cho bộ bơm gởi kèm theo bàn nâng.
Đưa bàn nâng lên vị trí cao nhất, khóa an toàn cẩn thận.
Rút ti bơm ra, thay Sin, Feutre.
Khi ráp ti bơm vào lại, ấn bàn xả, ráp ti bơm vào sẽ nhẹ nhàng hơn.
Nếu có hiện tượng nào khác bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được bảo hành, bảo trì nhanh chóng và chu đáo.